Đối với người dân tỉnh Cao Bằng, bánh khảo chính là đặc sản không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến. Tuy có vẻ ngoài dân giã, màu sắc đơn giản nhưng lại sở hữu hương vị ngọt ngào, thơm ngon. Ẩn sâu trong từng miếng bánh là cả một quy trình kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu đến thực hiện chế biến. Vậy cách thức làm bánh khảo ra sao? Nên mua bánh khảo ở đâu để đảm bảo chất lượng? Anh chị em hãy cùng theo dõi những thông tin mà Lam Sơn Food giải đáp bên dưới đây.
Bánh khảo là gì

Mặc dù là loại bánh nổi tiếng nhưng bánh khảo vẫn còn xa lạ với một số người. Vậy trước khi nắm bắt về quy trình làm bánh, giá bán và địa chỉ mua hàng thì chúng ta hãy tìm hiểu xem bánh khảo là gì nhé.
Bánh khảo, bánh oản, oản bột hay Péng Kháo (theo tiếng Tày) là tên gọi chung cho món bánh truyền thống riêng của người dân tộc Tày, Giáy và Nùng. Nơi sản xuất, sử dụng bánh khảo phổ biến nhất phải kể đến tỉnh Cao Bằng. Người ta thường dùng loại bánh này để bày trên mâm cúng tổ tiên, ông bà vào dịp lễ Tết trong gia đình hoặc trên đình chùa.
Nguyên liệu chính của bánh khảo là bột nếp rang chung với đường. Bên trong nhân đậu xanh lạc và thêm một số hạt thơm lừng. Khi thưởng thức, bánh khảo có vị bùi, thơm và béo rất phù hợp dùng chung với trà xanh. Do đó bên cạnh việc trưng bày trên bàn thờ, bánh oản còn được dùng để tiếp khách, làm quà biếu tặng.
Quy trình làm ra bánh khảo ra sao

Để làm ra món bánh khảo thơm ngon, đẹp mắt thì quá trình làm bánh cần phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Theo đó, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến các thao tác đều thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh. Vậy hãy cùng tìm hiểu quy trình làm bánh khảo qua thông tin dưới đây nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh khảo
Chiếc bánh khảo có ngon hay không hầu hết phụ thuộc vào nguyên liệu mà bạn chuẩn bị. Nhìn chung, chúng ta cần có 3 nguyên liệu cơ bản: gạo nếp, đường kính hoặc đường phèn, nhân đậu xanh. Cùng với đó, người làm còn chuẩn bị thêm khuôn để làm bánh khảo, theo truyền thống thì khuôn là hình chữ nhật, bạn cũng có thể chọn loại khuôn hình thù mới mẻ hơn.
Khi chọn nguyên liệu làm bánh khảo, anh chị em cần chú ý đến một số cách thức lựa chọn, sơ chế như sau:
- Gạo nếp: Bạn hãy chọn loại gạo nếp thơm, hạt tròn, hình mẩy để đảm bảo chất lượng của bánh. Sau khi mua về thì đãi sạch, người làm bánh sẽ cần bỏ đi những hạt tấm. Tiếp tục, gạo nếp phải được rang giòn đều, căn đúng mức lửa để tránh bị mất mùi thơm đặc trưng của bánh khảo.
- Đường kính hoặc đường phèn: Loại đường tốt nhất dành cho bánh oản chính là loại đường được sản xuất thủ công từ mật mía. Sau khi mua về, người làm bánh sẽ cần giã nhuyễn, đạt đến độ mịn nhất định. Điều này giúp cho bột có độ kết dính, khi ăn không bị bể và vữa bánh.
- Đậu xanh: Loại đậu được chọn có hình bầu dục, thân bóng và mịn mới có thể làm nhân ngon cho loại bánh này. Sau khi mua về, bạn cần đem ngâm trong nước khoảng 3–4 tiếng cho đỗ mềm rồi mới vớt ra.
Cách làm bánh khảo
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ làm bánh gồm: khuôn bánh, máy xay sinh tố,…thì chúng ta đến với quy trình làm bánh. Thao tác này đòi hỏi người làm có sự khéo léo, tỉ mỉ để đảm bảo thành phẩm tốt nhất. Không để bạn chờ lâu, chúng ta hãy đến với các bước ngay dưới đây:
- Làm bột bánh: Bạn lấy gạo nếp đã rang cho vào cối đá xay thật mịn để bánh thêm ngon hơn. Nếu không có cối đá, bạn cũng có thể cho gạo bằng máy xay để đỡ tốn sức. Sau đó cho hỗn hợp vào mẹt tròn hoặc thúng có lót thêm giấy nhằm ủ hoặc phơi sương.
- Trộn bột với đường: Khi bột bánh đạt chuẩn thì lúc này bạn hãy trộn chung với phần đường đá chuẩn bị. Người làm bánh thường dùng tay hoặc cán bột để đảm bảo hai nguyên liệu hòa quyện với nhau đủ kết dính. Để kiểm tra xem đã đạt chuẩn hay chưa, bạn có thể lấy một nắm bột và đập vào thành chậu. Nếu chúng không tan ra nhanh thì có thể làm bột bánh được rồi đó.
- Làm nhân bánh: Với loại bánh đậu xanh truyền thống thì chỉ cần lấy đậu đã xay trộn cùng đường và bắc lên bếp. Bạn cứ khuấy đều cho đến khi không còn dính tay là được.
- Tạo hình cho bánh: Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Theo đó, bạn hãy lấy khuôn ra và cho bột vừa đủ, cán đều. Tiếp tục, bạn cho thêm lớp đậu xanh ở giữa, rồi lại thêm phần bột cho đầy khuôn. Hãy dùng tay nén chặt hoặc đè lên bằng thớt gỗ.
- Cắt bánh và tạo thành phẩm: Khi bánh đã được đóng khuôn và có độ bền chắc nhất định thì người làm cắt ra thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật. Thông thường, bánh sẽ được lót một lớp giấy màu để thêm phần bắt mắt và bảo vệ không bị ẩm mốc. Lúc này bạn có thể bày ra đĩa và thưởng thức chúng với trà xanh.
Giá bánh khảo hiện nay là bao nhiêu
Bánh khảo có hương vị thơm ngon, cách làm tỉ mỉ và là đặc sản của vùng đất Cao Bằng. Thế nhưng giá thành lại không quá mắc nên bạn dễ dàng tìm mua. Điều quan trọng mà anh chị em cần quan tâm đó là lựa chọn địa điểm uy tín để đảm bảo vấn đề về sản phẩm. Như vậy mới không gặp phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vậy giá thành của bánh khảo là bao nhiêu? Hiện trên thị trường, bánh khảo nhân đậu xanh truyền thống đang bước bán với giá khoảng 20.000 VNĐ/150gr gồm 6 bánh. Đây là mức giá lý tưởng mà anh chị em có thể mua và thưởng thức.
Địa chỉ mua bánh khảo chất lượng, uy tín
Bánh khảo có hương thơm, vị bùi, hậu ngọt được rất nhiều người ưa chuộng, tìm mua để thưởng thức. Thế nhưng đâu là địa chỉ mua chất lượng, uy tín hiện nay? Lam Sơn Food sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho anh chị em đang tìm mua loại bánh đặc sản này. Lý do vì đơn vị này có nhiều năm kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm tối ưu và luôn đảm bảo trải nghiệm mua sắm của khách hàng tốt nhất.

Về sản phẩm, Lam Sơn Food chuyên cung cấp các mặt hàng đặc sản ở các vùng miền tại Việt Nam. Trong đó bao gồm bánh khảo – Món bánh đặc sản vùng Cao Bằng thơm ngon. Chất lượng của sản phẩm luôn được Lam Sơn Food kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao.
Về dịch vụ khách hàng, đơn vị có đội ngũ nhân viên riêng để tư vấn, nhận đơn và đóng gói. Khi giao đến tay người mua, Lam Sơn Food luôn cam kết tối ưu về chất lượng, hạn chế tối đa tình trạng lỗi, hư hại hay ẩm mốc. Nếu có trường hợp xảy ra, bạn sẽ được đền bù và đổi trả từ phía cửa hàng.
Như vậy khi có bất kỳ yêu cầu, thắc mắc nào, anh chị em hãy liên hệ đến Lam Sơn Phút qua thông tin sau:
- Chi nhánh cửa hàng: 466 đường Hoàng Hoa Thám, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- Hotline: 0862.23.8383
- Website: https://LamSonFood.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LamSonFoodVN
Cách bảo quản bánh khảo

Bánh khảo là loại bánh được làm từ bột nếp, đường nên không dễ bị ẩm mốc hay ôi thiu. Thông thường ở nhiệt độ thường có thể bảo quản bánh lên đến gần 1 tháng. Thế nhưng trong quá trình cất giữ, bạn hãy chú ý một số vấn đề như sau:
- Khi bảo quản bánh khảo, bạn hãy gói kỹ càng để tránh các loại vi khuẩn, kiến hay gián xâm nhập. Chúng ta có thể dùng giấy báo hoặc giấy kính sẵn có để gói lại, điều này cũng hạn chế tình trạng bánh bị ỉu.
- Hãy cất giữ bánh ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Điều này sẽ phá hỏng độ dính của bánh, khi ăn bánh bị vữa ra không còn được ngon nữa.
- Không nên để bánh khảo ở nơi có ẩm ướt bởi nếu bị dính nước, bánh dễ lên mốc, nếu ăn nhầm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Trường hợp thấy bánh có mùi lạ, không còn thơm hay có dấu hiệu màu sắc bất thường thì bạn không nên dùng nhé.
Tổng hợp các thông tin trên của Lam Sơn Food đã giúp bạn khám phá chi tiết về bánh khảo đặc sản Cao Bằng. Cùng với đó, chúng ta cũng tìm hiểu được quy trình và địa chỉ uy tín để mua bánh làm quà, thưởng thức. Hy vọng anh chị em đã có thêm kiến thức hữu ích về một món ăn dân giã nhưng lại vô cùng thơm ngon, đáng nhớ.