Nếu bạn cũng là một tín đồ nghiện những chiếc bánh ngọt và đặc biệt là những chiếc bánh cheesecake nướng, thì không có gì tuyệt vời hơn là nhúng chiếc nĩa của mình vào một lát dày của bánh pho mát béo ngậy và béo ngậy hơn! Hãy cùng Lam Sơn Food khám phá ngay cách làm bánh Cheesecake nướng ngon tuyệt qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần thiết khi làm bánh Cheesecake nướng

Chiếc đế bánh của bánh cheesecake sẽ cần 80 gam bánh quy và 20 gam bơ. Phần lớp phô mai sẽ nhiều nguyên liệu hơn phần đế bánh, bao gồm:
- 250g kem phô mai
- 80g đường
- 130g kem chua (sour cream)
- 100ml kem tươi
- 1 trứng + 1 lòng đỏ
- 1,5 thìa canh bột ngô/bột mì
- 1 thìa canh vani
- ¼ thìa canh nước chanh
Lưu ý, tất cả nguyên liệu trên ở nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó Sốt quả mọng ở trên bánh sẽ gồm có 200 quả mọng (có thể tuỳ ý sử dụng loại quả mà bạn thích) ưu tiên những loại quả có vị chua nhẹ như quản việt quất, quả dâu tây, mâm xôi đỏ,.. cùng với 40g đường.
Đặc biệt khi làm bánh bạn cần có những dụng cụ đi kèm như khuôn tròn để rồi đường kính 15 cm, một chiếc khay nướng lòng sâu, kèm theo đó là giấy nến cùng với giấy bạc phới lồng, âu trộn.
Chi tiết cách làm bánh cheesecake nướng đơn giản
Công thức bánh cheesecake nướng thơm ngon hảo hạng với thời gian chuẩn bị là 20 phút, sẽ tốn mất 1 giờ đồng hồ để chờ đợi và nấu trong vòng 1 giờ. Tổng cộng thời gian nấu món này sẽ là 2 giờ 20 phút với với công thức dưới đây món bánh này sẽ dành cho khẩu phần bốn người ăn và lượng calorie là 665 kcal. Dưới đây sẽ là tất tần tật cách làm món bánh cheesecake nướng ngon tuyệt cú mèo:
Bước 1: Làm đế bánh
Trước hết, bạn hãy làm nóng lò 175 độ C. Sau đó lót giấy nến vào đáy khuôn và thành khuôn để dễ lấy bánh. Nếu bạn dùng khuôn silicon thì không cần thiết phải dùng giấy nến.

Bạn nên dùng khuôn đế rời để sau dễ lấy bánh ra. Đáy khuôn đế rời thường có 2 mặt: mặt lồi và mặt lõm. Bạn nên quay mặt lồi lên trên nhé như vậy việc lấy bánh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phần đế bánh, bạn dùng loại bánh quy nào cũng được, trừ những loại bánh mặn có hành tỏi, rong biển,… Những loại bánh quen thuộc như Cosy, Gouté, Oreo (bỏ nhân kem),… đều rất hợp. Bạn có thể thay 1 phần bánh quy bằng các loại hạt như hạt hồ đào, hạt óc chó,… để tăng dinh dưỡng và hương vị cho bánh.
Tiếp đến, bạn xay vụn bánh quy, vụn như cát. Bạn có thể dùng máy xay, chày cối giã hoặc đơn giản là cho bánh vào bát rồi dùng cái cốc hay cái chai nghiền. Sau đó, hãy làm chảy bơ rồi trộn đều bơ và vụn bánh. Hỗn hợp vụn bánh thu được rất ẩm, nắm lại được thành nắm, không bị bở vỡ.

Nếu trộn bơ xong mà vụn bánh vẫn bời rời thì bạn trộn thêm một ít bơ nữa. Đế bánh kết dính tốt thì khi cắt bánh, lát cắt đẹp, vụn bánh không lẫn lộn vào lớp phô mai.

Xem thêm: Chia sẻ 4 cách làm bánh tiramisu ngon hảo hạn như ngoài hàng
Định lượng trong công thức chỉ đủ 1 lớp đế khá mỏng. Nếu bạn thích ăn bánh có nhiều đế, đế thành cao thì cứ gấp đôi, gấp ba công thức lên nha. Sau đó, nướng đế bánh ở 175 độ C trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn để khuôn nguội rồi cất vào tủ lạnh.
Bạn có thể không nướng mà cho luôn khuôn vào tủ lạnh, mục đích chính là để đế bánh rắn chắc hơn. Ngoài ra, trong quá trình nướng tạo ra mùi xem xém thơm, chứ không phải mùi cháy.
Bước 2: Trộn lớp phô mai và nướng bánh
Đầu tiên, đun sẵn nước nóng và làm nóng lò 180 độ C. Tất cả các nguyên liệu phải ở nhiệt độ phòng để dễ dàng hòa quyện, nhân bánh mượt mà không lợn cợn. Hãy dùng máy đánh trứng đánh mịn kem phô mai và đường sao cho đường tan hoàn toàn. Bạn có thể dùng đường xay cho nhanh tan.
Lần lượt trộn đều: Trứng, kem chua (sour cream), kem tươi (whipping cream), vani và nước chanh vào hỗn hợp theo thứ tự. Sau đó bạn rây bột ngô vào hỗn hợp, trộn đều.
Chúng mình trộn đều một nguyên liệu rồi mới cho nguyên liệu tiếp theo. Mục đích của thao tác trộn là làm cho các nguyên liệu hòa quyện, không phải để đánh bông. Đặc biệt nếu bạn dùng máy đánh trứng, bạn chỉ nên trộn ở mức nhỏ nhất để hạn chế tạo ra bọt khí – một trong những nguyên nhân làm nứt mặt bánh.

Kem chua (sour cream) có thể mua tại các cửa hàng làm bánh, siêu thị lớn hoặc siêu thị đồ Âu. Nó là một dạng kem tươi lên men. Đây là chìa khóa tạo nên dấu ấn hương vị đặc trưng của New York cheesecake.
Kem chua cũng được dùng trong nhiều công thức bánh bông lan (tạo ra độ ẩm, vị béo), trộn salad, làm sốt chấm,…Tuy nhiên, bạn có thể thay thế kem chua bằng sữa chua không đường hoặc hỗn hợp sữa chua + kem tươi (tỉ lệ 1:1). Bánh sẽ kém ngậy, kém thơm nhưng hương vị nhẹ hơn, thậm chí có thể sẽ hợp khẩu vị người Việt hơn cách làm truyền thống. Nếu dùng sữa chua Hy Lạp thì sẽ được vị gần với bánh dùng kem chua hơn.
Nước chanh chua giúp cân bằng vị ngọt ngậy của bánh, bạn cũng có thể bỏ qua tùy vào khẩu vị. Hỗn hợp phô mai trộn xong đặc mịn, không có bọt khí là đã thành công nhé.

Tiếp đến, đổ hỗn hợp vào khuôn có đế bánh đã cứng chắc sau khi để tủ lạnh. Và dàn phẳng mặt bánh, nên bọc thật kín đáy khuôn bằng giấy bạc. Bạn đặt khuôn vào một khay sâu lòng rồi đổ nước nóng ngập ⅓ – ½ thành khuôn. Làm như vậy để chúng mình nướng cách thủy giống như khi nướng bánh flan hay như caramen vậy. Nướng cách thủy để hạn chế tối đa khả năng nứt mặt bánh.
Bạn nướng bánh ở 180 độ C trong 30 phút, sau đó hạ xuống 150 độ C nướng tiếp 20-25 phút. Suốt quá trình nướng bạn không mở cửa lò. Hết 50 phút nướng, bạn tắt lò, để bánh trong lò thêm 1 tiếng.
Bước 3: Nấu sốt quả mọng
Quả mọng là mấy loại dâu tây, dâu tằm, việt quất, mâm xôi đỏ, mâm xôi đen,… tất cả bạn đem đi rửa sạch. Bạn đun quả và đường tới khi hỗn hợp sôi lên, đường tan, quả mềm, không cần đun lâu như khi làm mứt nha. Cuối cùng, lược sốt qua rây cho mịn (hoặc để nguyên) rồi cất tủ lạnh tới khi dùng.

Cheesecake nướng ăn không đã cực kì ngon rồi, nhưng béo lắm, có thêm sốt quả chua chua đỡ ngán. Lượng đường trong công thức chỉ tham khảo, bạn nếm sao vị chua ngọt hài hòa, nổi vị chua hơn, thơm hương quả, sốt có độ sánh nhẹ là được. Sốt này ăn chung với kem, pancake, sữa chua, bánh bông lan các loại,… đều ngon cực!
Bước 4: Hoàn thành
Bạn lấy bánh ra khỏi lò, để nguội hoàn toàn về nhiệt độ phòng rồi cất tủ lạnh 6-24 tiếng trước khi ăn. Mặt bánh lên màu caramen, láng mịn, không nứt. Mặt cắt bánh hoàn toàn không bị rỗ (có bọt khí), đế kết dính tốt, không bở vụn. Bánh nổi vị chua béo đặc trưng, tan trong miệng, thơm ngon ngây ngất.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh pizza giòn tan đến miếng “cuối cùng”
Khi cắt bánh, bạn nhúng dao vào nước nóng rồi cắt. Bạn chú ý lau sạch dao sau mỗi lát cắt thì sẽ có được miếng bánh đẹp, sắc nét.
Những lưu ý khi làm bánh cheesecake nướng
Trong quá trình làm bánh cheesecake nướng bạn có thể gặp những lỗi sau:
- Việc bánh ra khỏi khuôn bị vỡ: Bạn cân đong nguyên liệu sai hoặc lò của bạn nhiệt không đủ.
- Mặt bánh nứt do nhiệt quá cao: Lần sau bạn giảm nhiệt, tăng thời gian nướng.
- Mặt bánh nứt do đánh bông hỗn hợp phô mai quá tay: Bạn chú ý trộn lần lượt các nguyên liệu, hỗn hợp chỉ vừa hòa quyện là dừng tay.
Tuy bánh nứt mặt chỉ kém đẹp chứ không ảnh hưởng tới hương vị nên các bạn cũng đừng quá lo lắng nhé.
Ăn bánh Cheesecake nướng cùng với món gì ngon

Một tách trà nóng thơm ngon sẽ vô cùng hợp với một chiếc bánh cheesecake nướng béo ngậy ngọt ngào. Hãy thư giãn và yêu chiều bản thân sau một ngày làm việc mệt mỏi cùng thời gian thoải mái thưởng thức một chiếc cheesecake nướng và tách trà thơm. Bạn có thể tuỳ thích lựa loại trà mà bạn muốn. Có thể chọn lại trà có vị đắng và nhẫn nhẹ để phù hợp với một chiếc bánh ngọt nhé.
Chú ý, lượng calorie trong bánh cheesecake nướng rất cao do đó bạn chỉ nên cân nhắc việc ăn bánh sao cho hợp lý cũng như không sử dụng bánh quá liều lượng. Bởi vì đồ ngọt cũng không tốt cho sức khỏe nhất là khi ăn quá nhiều.
Một ổ bánh cheesecake nướng thơm ngon béo ngày vô cùng thích hợp cho những tiệc trà cũng như một buổi tiệc sinh nhật. Đừng chần chừ mà hãy thử ngay công thức làm bánh cheesecake nướng mà Lam Sơn Food đã chia sẻ ở trên, để chiêu đãi cả nhà cũng như là người thân bạn bè. Chúng bạn thành công với món bánh tuyệt vời này.