Hướng dẫn cách làm bánh gai bằng bột lá gai, ngon chuẩn vị

Đã từ lâu, bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng được nhiều người biết đến là một món quà quê dân dã. Vị ngọt thơm trong từng chiếc bánh gai đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách thập phương dù chỉ một lần được thưởng thức. Ai đã một lần qua đi Thanh Hóa chắc cũng đều nghe qua món đặc sản này. Bánh gai có nguồn gốc hơn mấy trăm năm, đây là món ăn được dâng lên tiến vua và chỉ xuất hiện vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ngày nay, bánh gai Tứ Trụ đã trở nên phổ biến hơn và khắc sâu vào khẩu vị của những người con Thanh Hóa. Hôm nay, hãy cùng Lam Sơn Food sẽ bật mí cách làm banh gai nhân đậu xanh mang đậm hương vị lịch sử, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gai

Bánh gai mang đậm hương vị của mảnh đất Thanh Hóa
  • Gạo nếp: 1 kg
  • Lá gai khô: 200 gr
  • Đậu xanh: 300 gr
  • Dừa nạo: 100 gr
  • Lá chuối khô (dùng để gói bánh): 20 cái
  • Tro bếp củi: 3 kg
  • Mè trắng: 1 chén (chén con)
  • Đường: 700 gr

Dụng cụ cần có:

  • Lá chuối khô
  • Dây lạt gói bánh
  • Nồi, xửng hấp
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gai

Hướng dẫn cách làm bánh gai ngon chuẩn vị Thanh Hóa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để làm Bánh gai, trước tiên bạn cần chuẩn bị gạo nếp. Hãy rửa sạch gạo nếp và ngâm nước khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm. Sau khi ngâm, vớt gạo ra để ráo nước và tiếp theo, nghiền gạo thành bột khô.

Để chắt nước đắng từ tro bếp, bạn có thể đổ tro vào túi hoặc rổ có lỗ nhỏ và lót một lớp vải ở dưới. Tiếp theo, đổ tro bếp vào rổ và thêm khoảng 5 lít nước rồi để cho phần nước tro chảy xuống dưới để làm nước nấu lá gai.

Lấy phần nước tro đã chắt, đổ vào một nồi lớn và đặt lên bếp. Thêm lá gai khô vào và nấu đến khi lá gai mềm, sau đó bếp xuống.

Tiếp theo, đổ phần lá gai đã nấu trong nồi vào một rổ lớn để ráo nước, sau đó rửa sạch lại với nước và vắt cho khô. Cuối cùng, lấy phần lá gai đã ráo nước bắc lên chảo hoặc nồi lớn và rang cho đến khi khô.

Sơ chế nguyên liệu làm bánh gai

Bước 2: Làm bột bánh

Để trộn bột làm bánh, bạn hãy thêm lá gai đã rang khô, đường, và 1 kg bột đã nghiền vào máy trộn. Tiến hành trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hoà quyện lại với nhau tạo thành một hỗn hợp bột mịn có màu hơi nâu và không dính tay là được.

Làm bột bánh gai

Bước 3: Làm nhân bánh

Để chuẩn bị nhân bánh, trước tiên bạn hãy rửa sạch đậu xanh, sau đó ngâm nước khoảng 2 – 4 tiếng trước khi cho vào xửng để hấp chín.

Khi đậu xanh đã chín, bạn đổ đậu xanh lên chảo và thêm đường vào. Khi thêm đường, hãy đảo đều để đường tan hoàn toàn. Sau đó, tắt bếp và để nhân bánh nguội.

Cuối cùng, trộn thêm sợi dừa tươi vào nhân bánh và đảo đều cho đến khi nhân bánh được hoàn chỉnh.

Làm nhân bánh gai

Xem thêm: Chia sẻ cách làm bánh giò chuẩn vị Hà Nội, ăn mãi không chán

Bước 4: Gói bánh

Khi đã nhào bột xong, bạn tiến hành chia thành các phần bằng nhau. Sau đó, thêm nhân bánh vào giữa mỗi phần bột và trải thành hình tròn. Tiếp theo, lăn qua một lớp vừng để vừng bám quanh lớp vỏ bánh.

Sau khi làm xong các bánh nhân, bạn sử dụng lá chuối khô cuốn quanh bánh khoảng 3 vòng và gấp hai đầu bánh lại. Tiến hành tương tự với phần bột bánh còn lại.

Gói bánh gai

Bước 5: Hấp bánh

Sau cùng, đặt các bánh đã gói vào nồi xửng và hấp khoảng 1 tiếng để chín đều.

Sau khi bánh gai đã được hấp chín, bạn dỡ mẻ bánh ra, vẩy nước trong 2 mép lá và gấp cho thật ráo. Bạn để cho bánh nguội rồi dùng dây lạt tre buộc ngang thân bánh treo lên chỗ thoáng gió cho dễ bảo quản. Bạn có thể buộc 5 tấm bánh thành khối vuông vức đúng kiểu bánh gai Tứ Trụ nguyên bản.

Hấp bánh gai

Thành phẩm

Những chiếc bánh gai thơm ngon đậm đà, với lớp vỏ bánh sau khi chín có màu đen quyến rũ. Lớp bánh dai dai và dẻo thơm hoà quyện với phần nhân dừa và đậu xanh ngọt bùi, béo ngậy, tạo nên một hương vị cực kỳ hấp dẫn.

Hoàn thành món bánh gai

Bánh gai sau khi thành phẩm, khi bóc ra thoảng mùi lá chuối tiêu thơm dịu không bị nồng, vỏ bánh có màu đen óng, kết cấu dẻo dai, dậy lên vị lá gai dịu mát, hòa quyện với nhân đậu xanh nhuyễn mịn và vị bùi béo của cùi dừa tạo nên vị ngọt thanh thanh đậm đà cho món bánh. Ngoài ra, để làm tăng hương vị cho món ăn này, bạn có thể kết hợp với nhưng món như sữa ngô, kem chuối, chè bắp,…

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh tiêu giòn ngon chuẩn vị người Hoa

Một số lưu ý khi bảo quản bánh gai

Khi bạn bảo quản bánh ở nơi thoáng mát có thể được giữ trong 5 – 7 ngày. Khi thời tiết đông lạnh hơn thì bánh có thể được giữ được trong khoảng 10 – 15 ngày. Trường hợp bạn làm bánh gai nhân thịt thì tốt nhất bạn nên dùng hết bánh trong vòng từ 3 – 5 để đảm bảo hương vị bánh ngon nhất.

Bạn cũng có thể gói bánh bằng giấy báo vào bảo quản trong tủ lạnh để bảo quản bánh trong thời gian dài hơn. Khi cần dùng bạn chỉ dần lấy bánh ra hấp lại hoặc đem quay bằng lò vi sóng là dùng được.

Món bánh gai Tứ Trụ thơm ngon

Còn chần chờ gì mà không bắt tay ngay vào bếp làm món ăn thơm ngon này. Hy vọng qua những chia sẻ này, Lam Sơn Food sẽ giúp bạn thực hiện thành công cũng như bổ sung vào thực đơn của gia đình bạn một món ăn thơm ngon. Các bạn cũng đừng quên đồng hành cùng Lam Sơn Food trong những công thức nấu ăn tiếp theo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page