Chia sẻ cách làm sữa chua từ sữa đặc ngon, bổ dưỡng tại nhà

Sữa chua là món ăn phổ biến vừa ngon miệng lại vừa bổ dưỡng với những vi khuẩn lên men có lợi giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua cũng đã được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và loãng xương đồng thời cũng hỗ trợ về việc kiểm soát cân nặng. Và bạn đang tìm cách làm sữa chua, vậy hãy cùng Lam Sơn Food tham khảo ngay cách làm sữa chua từ sữa đặc đơn giản ngay dưới bài viết này.

Nguyên liệu cần thiết khi làm sữa chua

Sữa chua làm món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi
  • 1 hộp sữa đặc
  • 1 hộp sữa chua
  • Nước sôi

Lưu ý: Khi chọn sữa chua không nên chọn những loại có hương liệu như (nha đam, dâu, việt quất,….). Nên chọn sữa còn hạn sử dụng, có thể dùng sữa có đường hoặc không đường đều được và trên bao bì sữa chua có thành phần gồm 2 loại men Lactobacillus và Streptococcus thermophilus. Có thể chọn các hãng sữa phổ biến được sử dụng như vinamilk, TH Truemilk, Ba Vì, Đà Lạt,….

Nguyên liệu cần thiết khi làm sữa chua

Để sữa chua không bị hỏng thì hũ đựng sữa chua nên được tiệt trùng trong nước đun sôi khoảng 30p rồi vớt ra để khô tự nhiên hoặc có thể sấy khô trong máy, đối với bịch đựng thì bạn nên dùng loại dành cho thực phẩm để đảm bảo vệ sinh nhé!

Hướng dẫn cách làm sữa chua từ sữa đặc ngon tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hộp sữa chua để làm sữa cái nên để ở nhiệt độ thường hoặc để ra ngoài 1 tiếng cho nguội hoàn toàn trước khi làm (vì khi sữa cái còn lạnh đổ vào nước nóng sẽ làm chết men có trong sữa khiến quá trình lên men không thành công và không thể làm ra món sữa chua như mong muốn).
  • Đổ 1 lon sữa đặc ra nồi hoặc tô lớn, nên chọn những loại sữa đặc có %protein cao để giúp cho sữa đông tốt nhất, vì sữa có %protein càng cao thì thành phẩm sữa chua sẽ càng đặc sánh và hấp dẫn hơn.
Hỗn hợp sữa đặc, sữa tươi, sữa chua
  • Dùng lon sữa đặc vừa đổ ra đong lấy 3 lon nước sôi rồi đổ vào phần sữa đặc và khuấy đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn (nhưng vẫn đảm bảo được độ ấm). Tiếp đến, bạn hãy đổ sữa đặc vào nồi lớn và đun nóng từ từ. Sau khi đổ nước sôi vào khuấy đều cho hòa tan sữa

Bước 2: Pha hỗn hợp với sữa chua cái

  • Hỗn hợp sữa hòa với nước sôi để ở 40-43 độ C thì đổ từ từ sữa chua cái vào và khuấy đều. Nên khuấy sữa chua cái đều trước khi đổ vào hỗn hợp sữa để giúp cho sữa chua làm ra không bị vón cục và mịn màng hơn, để chắc chắn hơn bạn có thể rây qua thêm một lần để đảm bảo hỗn hợp đã được hòa tan hết.
Đổ sữa chua vào hỗn hợp sữa đặc đã pha

Xem thêm: Bật mí công thức cách làm sữa bí đỏ cho da đẹp, dáng xinh

Bước 3: Ủ sữa chua

  • Rót sữa chua vào hũ/bịch, đậy nắp/buộc kín.
  • Xếp hũ/bịch vào nồi ủ (nồi cơm điện hoặc thùng xốp có nắp)
  • Pha nước nóng ủ sữa theo tỉ lệ 2:1 (nóng/lạnh).
  • Đổ nước nóng vừa pha ngập 2/3 hũ/bịch và đậy nắp nồi ủ (không nên đổ quá nhiều nước khiến nước tràn vào miệng hũ/bịch).
  • Ủ trong 8 đến 12 tiếng không được di chuyển nồi ủ( vì khi di chuyển có thể làm tách lớp nước và sữa, men không thể hoạt động).
Đem sữa đi ủ

Lưu ý: Trong quá trình ủ bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước có còn đủ ấm hay không (3-4 tiếng kiểm tra 1 lần). Nếu có nồi ủ thì bạn chỉ cần đậy nắp kín nhiệt độ vẫn sẽ luôn duy trì tốt ở mức 50 độ C mà không cần phải canh.

Đối với nồi cơm điện nếu như nước đã hết ấm bạn có thể cắm điện cho đến khi ấm trở lại và rút điện, đối với thùng xốp bạn nên đậy nắp thùng kĩ để giữ được nhiệt độ ủ tốt nhất hoặc có thể đổ thêm nước nóng vào nếu nước trong thùng đã nguội.

Đảm bảo luôn duy trì được nhiệt độ nước ủ trong khoảng 40-45 độ C để giúp men được hoạt động một cách tối ưu nhất. Sữa ủ trong khoảng 6 tiếng đã bắt đầu đông lại nhưng vị vẫn còn ngọt, sữa càng để lâu sẽ càng chua. Bạn có thể canh khoảng thời gian để có được vị sữa chua như mong muốn.

Bước 4: Hoàn thành cho ra thành phẩm

  • Sau khi ủ, bạn có thể để sữa chua vào ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh tùy thích. Sữa chua sẽ bảo quản được 2 tuần với nhiệt độ trong tủ lạnh. Khi để ngăn đông từ 5 đến 6 tiếng sữa chua sẽ dẻo không bị dăm đá và có thể ăn được như kem.
  • Thành phẩm sẽ có vị chua ngọt dịu, thơm mùi sữa có độ mịn và hòa tan trong miệng, không bị vỡ hay tách nước. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một món sữa chua thơm ngậy và hấp dẫn hơn “cách làm sữa chua từ sữa đặc” thì bạn có thể làm sữa chua với “cách làm sữa chua từ sữa tươi” đó nha.
  • Sau khi ủ thành công bạn có thể giữ lại 1 hũ sữa chua để làm sữa cái cho những mẻ tiếp theo mà không cần phải đi mua hũ mới nữa đó!
  • Đối với những nơi có nhiệt độ thấp, sữa chua có thể lên men ở nhiệt độ phòng sau 24h và cho ra thành phẩm sữa chua có độ chua nhiều hơn so với bình thường.
Cùng thưởng thức hương vị thơm ngon, béo ngậy

Lưu ý: Nếu sữa không đông có thể men sữa cái của bạn đã chết do bị sốc nhiệt khi bạn không để sữa cái ở nhiệt độ thường hoặc bạn chọn sai men cái. Nhưng đừng lo, bạn chỉ cần mua một hũ sữa chua mới, cho mẻ sữa chua hỏng vào nồi đun cho tới khi sữa ấm nóng (không để sôi) và lặp lại các bước như trên.

Các món ăn kèm với sữa chua ngon

Bạn cần một bữa sáng đơn giản nhưng vẫn giàu năng lượng thì chắc chắn không thể bỏ qua ngũ cốc ăn liền tùy vào hương vị mà bạn yêu thích khi ăn kèm với sữa chua sẽ tạo được cảm giác giòn tan của ngũ cốc và sự mịn màng của sữa chua làm cho món ăn trở nên thú vị hơn.

Sữa chua cùng ngũ cốc

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sữa chua nếp cẩm cực ngon ngay tại nhà

Ngoài ra sữa chua còn ăn kèm với các loại topping như trân châu, thạch râu câu, trái cây, dừa khô,….để giúp tăng hương vị cho món ăn hơn. Sữa chua còn được dùng trong các loại bánh sữa như bánh sữa chua nướng, bánh sữa chua ăn dặm cho bé, bánh mousse mát lạnh, bánh crepe,….

Nên ăn sữa chua vào khi nào

Dưới đây là những thời điểm được các chuyên gia đánh giá tốt nhất để ăn sữa chua:

Sau bữa ăn

Sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng, độ PH trong dạ dày ổn định tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển. Vậy nên, không nên ăn ngay sau bữa ăn, vì lúc này dạ dày đang hoạt động tiêu hóa thức ăn nên không thể hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong sữa chua.

Buổi xế chiều

Chất Tyrosine có trong sữa chua có tác dụng phục hồi năng lượng nhanh chóng, giúp cơ thể bớt căng thẳng sau một ngày dài hoạt động.

Ăn sữa chua trước khi ngủ

Trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi, giúp xương và răng chắc khỏe vì vậy ăn sữa chua vào lúc này giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Sữa chua trái cây

Ai không nên ăn sữa chua

  • Những người có triệu chứng về các bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chưa ổn định.
  • Những người bị bệnh tiểu đường, viêm gan hoặc xơ cứng động mạch chỉ được ăn sữa chua không đường.

Một món ăn tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi, cùng với công thức đơn giản. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay vào làm ngay thôi nào. Lam Sơn Food hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý khách và làm ra những món ăn ngon để chiêu đãi cả gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page