Chia sẻ bí quyết cách làm sữa đậu nành nguyên chất tại nhà

Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức một ly sữa đậu nành tự làm vào mỗi buổi sáng? Với hương vị lá dứa thoang thoảng, vị ngọt tự nhiên không gắt sẽ giúp bạn có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng. Nhưng nấu thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, Lam Sơn Food sẽ mách các bạn cách làm sữa đậu nành nguyên chất ngay tại nhà mà không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành nguyên chất tại nhà

Sữa đậu nành tự làm

Nguyên liệu cần thiết khi làm sữa đậu nành

  • 200gr đậu nành
  • Sữa tươi
  • Nước sôi để nguội
  • Lá dứa

Chi tiết cách làm sữa đậu nành ngon

Bước 1: Ngâm đậu

Đậu nành bạn nhặt bỏ hạt hư, hạt đen và cát bẩn bỏ đi. Sau đó, bạn rửa sạch đậu dưới vòi nước nhiều lần, khi rửa đậu dưới vòi bạn sẽ thấy có nhiều bọt nổi lên, bạn tiếp tục rửa như vậy cho đến khi hết bọt. Sau khi rửa sạch đậu nành, bạn cho lượng nước gấp 3 lần đậu và ngâm trong 8 tiếng.

Vỏ đậu có chứa nhiều tạp chất không tốt cho cơ thể, có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao bạn nên xử lý vỏ cẩn thận.

Đậu nành phải ngâm thật kĩ và sạch sẽ để loại bỏ chất độc

Bước 2: Xay và nấu sữa đậu

Chia đậu thành 3 phần, mỗi lần xay bạn cho thêm 250ml và xay cho đến khi hạt đậu nhuyễn nhất có thể, để sữa trong đậu tiết ra nhiều. Sau đó, bạn cho toàn bộ phần đậu đã xay vào nồi cùng với 250ml sữa. Bạn nên dùng nồi có lớp chống dính để đậu không bị lắng và dính vào đáy nồi. Tiếp theo, bạn đun sữa trên lửa lớn, nhớ khuấy liên tục để đậu không bị cháy dưới đáy nồi.

Nấu sữa đậu nành

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sữa chua nếp cẩm cực ngon ngay tại nhà

Đun đến khi sữa sôi thì giảm xuống lửa vừa đun thêm 5 phút thì tắt bếp. Lưu ý trong quá trình nấu không đậy nắp vung để các chất độc trong đậu bị bay hết ra ngoài.

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa các thành phần có hại như saponin và lectin. Những chất này có thể gây ngộ độc dẫn đến buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Ngoài ra, nó còn chứa chất ức chế hấp thu protein trong sữa và một số chất độc hại khác.

Vì vậy, bạn phải nấu đậu nành thật kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi sữa đã sôi, nấu thêm 5 phút nữa để đảm bảo sữa đã chín và đào thải hết các độc tố ra bên ngoài.

Bước 3: Lọc sữa

Bạn để sữa nguội bớt khoảng 10 phút, sau đó đổ sữa qua rây có lót vải xô hoặc túi lọc. Dùng thìa bóp đậu cho đến khi sữa chảy xuống, sau đó bạn nhấc cả rây và lọc vào một tô lớn, đổ thêm 500ml nước còn lại vào.

Lọc sữa để lược bỏ phần cặn

Tiếp theo, bạn nhồi kỹ phần bã đậu trong túi lọc để phần sữa còn trong đậu tiết ra ngoài. Sau đó, bạn vắt hết phần đậu còn lại trong túi lọc để lấy hết phần sữa.

Bước 4: Hoàn thành ly sữa

Phần sữa thu được, bạn lọc qua rây một lần nữa để đảm bảo sữa không bị lẫn bã đậu. Tiếp đến, cho sữa vào nồi cùng với lá dứa đã rửa sạch và đun sôi lên. Sữa sẽ nhanh sôi trở lại vì lúc nãy sữa vẫn còn ấm nên đừng vội đổ đi nhé, nếu không sữa sẽ bị tràn ngay lập tức.

Khi nấu xong, bạn sẽ thu được thành phẩm sữa đậu nành rất ngon thơm mùi lá dứa. Khi uống có thể thêm đường hoặc không thùy theo sở thích, thậm chí bạn có thể thêm đá vào uống.

Sữa đậu nành sau khi nấu xong để nguội và bảo quản trong tủ lạnh

Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành

Khi uống sữa đậu nành, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tận dụng hết nguồn dinh dưỡng từ sữa:

  • Không dùng sữa đậu nành với đường đỏ hoặc đường nâu: bạn chỉ nên dùng đường trắng nếu muốn ngọt hơn. Vì sự kết hợp giữa axit hữu cơ trong đường và protein trong sữa sẽ làm hỏng các thành phần dinh dưỡng trong sữa.
  • Không nên uống sữa đậu nành chưa nấu chín kỹ: Sữa đậu nành phải được nấu kỹ để các chất độc được loại bỏ hoàn toàn.
  • Không uống sữa với thuốc kháng sinh: nên uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 giờ.
  • Không ủ sữa đậu nành trong phích nước: trong sữa đậu nành có chất xúc tác sẽ tác động đến các vết bẩn còn sót lại trên thành bình. Vi khuẩn có thể sinh sôi và bạn sẽ bị đau bụng nếu uống phải.
  • Không dùng sữa đậu nành với trứng: phản ứng hóa học giữa hai loại thực phẩm này sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa.
  • Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành: thức uống này tuy bổ dưỡng nhưng không có nghĩa là uống bao nhiêu cũng được. Bạn chỉ nên uống không quá 500ml sữa mỗi ngày.
  • Không uống sữa đậu nành với các loại hoa quả chua: vì chúng phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa ở thành ruột.
Không uống sữa đậu nành khi bụng đói

Uống sữa đậu nành khi nào thì tốt cho sức khỏe

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kanzaki Tomoko người Nhật Bản đã chỉ ra rằng, người dùng có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng uống tốt nhất vào 2 thời điểm:

  • Uống sau khi thức dậy vào buổi sáng, vì lúc này cơ thể con người có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa, từ đó cũng giúp cho việc đi tiểu, đại tiện vào sáng sớm được thuận lợi.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, lúc này cơ thể dễ dàng hấp thụ Isoflavones trong sữa đậu nàng. Ngoài ra, nó còn kiểm soát quá trình tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ người muốn giảm cân.

Các loại sữa đậu nành được yêu thích nhất

Cũng giống như các loại đồ uống bổ dưỡng khác có thể kể đến như sữa bí đỏ, sữa gạo Hàn Quốc, sữa bắp,… đều có thể kết hợp hay biến tấu thành những món ăn hấp dẫn khác, để tránh cảm giác ngán trong quá trình sử dụng. Trong đó sữa đậu nành cũng không ngoại lệ, dưới đây là một số loại sữa đậu nành được nhiều bạn trẻ yêu thích trong thời gian qua:

Sữa đậu nành vị đậu phộng

Rất nhiều người thích sữa đậu nành có bổ sung các vị và tính chất từ ​​đậu nành. Đây là sự kết hợp hoàn hảo và hương vị đậu phộng rất thơm. Để làm phiên bản này, bạn có thể sử dụng thêm 50g đậu rang chín đậu rồi cho vào xay cùng đậu ở bước 2.

Sữa đậu này đậu phộng

Sữa đậu nành vị mè đen

Sữa mè đen rất thơm và giàu dinh dưỡng, với cách thực hiện cũng khá đơn giản bạn chỉ cần cho thêm 40g mè đen rang chín rồi xay cùng đậu nành. Tương tự, bạn cũng có thể thêm hoặc kết hợp các loại hạt khô như hạnh nhân, hạt chó đẻ,… để tăng thành phần dinh dưỡng cũng như mùi thơm của sữa đậu nành “made by me” này nhé.

Sữa đậu nành mè đen

Sữa nành cùng với hạt sen

Bạn nên dùng sen tươi sẽ thơm và ngon hơn. Cách thực hiện, cho 50g hạt sen vào cùng với công thức sữa đậu nành là được. Phần còn lại nếu bạn dùng sen khô thì bạn dùng 30g và ngâm trong 8 tiếng. Sau đó, rửa sạch và tương tự bạn cho đậu nành đã xay ở bước 2 vào cùng.

Sữa đậu nành hạt sen

Sữa đậu nành hương cacao

Phiên bản này chắc chắn các bạn nhỏ trong nhà sẽ cực kỳ yêu thích. Cách bước cũng giống như ở trên, nhưng ở bước 4 bạn cho thêm 1 thìa milo, cho vào lò và nấu lại một lần nữa là xong. Bạn cũng có thể sử dụng bột ca cao để thơm và béo hơn.

Sữa đậu nành cacao

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm trà sữa trân châu đường đen ngon như ngoài tiệm

Sữa đậu nành vị cà phê

Trước khi uống, bạn cho vào ly sữa đậu khoảng 1 thìa cafe đen và khuấy đều (tùy vào sở thích mà cho cà phê với lượng phù hợp). Đừng quên cho thêm đá là có ngay ly cà phê sữa đậu nành siêu thơm ngon.

Sữa đậu nành bạc hà

Có vẻ nghe hơi lạ, nhưng loại sữa đậu nành bạc hà đang làm khuynh đảo cộng đồng mạng thời gian vừa qua. Khi đó, ai cũng háo hức muốn thưởng thức hương vị sữa đậu nành kết hợp với bạc hà đầy độc đào và thơm ngon này.

Sữa đậu nành bạc hà

Sữa có màu xanh mát, quyện cùng vị bùi của đậu nành và the the, mát mát đặc trưng của bạc hà. Đây là sự kết hợp khiến nhiều người thích thú. Khi uống, bạn cho sữa đậu nành vào ly, thêm 1 thìa siro bạc hà và đá là có ngay sữa đậu nành bạc hà thơm ngon như ngoài hàng.

Sữa đậu nành từ lâu đã trở thành thức uống bổ dưỡng, dễ uống được rất nhiều người ưa chuộng. Sử dụng sữa đậu nành thường xuyên sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Chỉ với một vài nguyên liệu quen thuộc và công thức đơn giản mà Lam Sơn Food đã cung cấp ở trên, bạn có thể tự làm sữa đậu nành tại nhà một cách thơm ngon nhất mà lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúc bạn thành công với món đồ uống thơm ngon này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn không thể copy nội dung này